Đây là kinh nghiệm của Vinh Vo chia sẻ về kiến thức retroactive trên Opensea. Opensea là một trong những dự án dẫn đầu cho sự bùng nổ của NFT, liệu Opensea có tận dụng giai đoạn thị trường đang hot để ra mắt Token? Nếu có retroactive thì làm thế nào để nhận được?

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Lưu ý: Tất cả nội dung trong bài viết chỉ phục vụ mục tiêu chia sẻ kinh nghiệm và không phải lời khuyên đầu tư. Đi kèm với lợi nhuận lớn luôn tiềm ẩn các rủi ro tương đương, và các bạn cần tự đánh giá để đưa ra quyết định phù hợp với bản thân mình.

Giới thiệu về Opensea

OpenSea được thành lập vào năm 2017, là một sản phẩm của Y Combinator’s startup accelerator program, nó là một NFT Marketplace ngang hàng, cho phép người dùng mua các gaming items, bộ sưu tập, và các vật phẩm ảo khác.

Opensea được xem là một trong những dự án tiên phong cho sự thành công của NFT, tính đến nay, đây đang là NFT marketplace lớn nhất trên thị trường dựa trên khối lượng giao dịch.

Nếu launch token thì Opensea token có thể được giao dịch ở mức giá nào?

Trong thực tế, chúng ta sẽ cần nhiều thông tin như mô hình kinh doanh, tokenomics & use case của native token, cùng các số liệu thống kê về hoạt động của Opensea để đưa ra khoảng định giá hợp lý, nhưng rõ ràng đa số các thông tin trên chúng ta đều không có.

Tuy nhiên, với một số thông tin đã có, chúng ta vẫn có thể ước lượng được giá trị của Opensea khi lên thị trường thứ cấp.

Hiện nay, đa phần các Token mới sẽ được launch theo flow dưới đây và chúng ta cảm thấy Opensea là một dự án như vậy:

Ở giai đoạn đầu, VCs sẽ tiếp xúc với các dự án, VCs thường sẽ có thời gian tìm hiểu, tiếp xúc & trò chuyện với Founder team để hiểu dự án đang và sẽ làm gì, ngoài ra một số Alpha đôi khi sẽ được tiết lộ để phục vụ quá trình ra quyết định đầu tư của VCs.

VCs đầu tư cũng vì lợi nhuận, vì vậy dựa vào Valuation của VCs ở các round gọi vốn, chúng ta có thể phần nào đoán được kỳ vọng của họ đối với sự phát triển của dự án.

Dưới đây là một vài thông tin mà chúng ta tìm được về các Funding Round của Opensea:

Andreessen Horowitz chấp nhận dùng $100M để đầu tư vào Opensea ở mức định giá $1.4B, họ có thông tin gì mà chúng ta không biết để chấp nhận đầu tư ở mức định giá cao như vậy?

Có thể Andreessen Horowitz đã quá lạc quan về Opensea và định giá quá cao, nhưng khi kết hợp thông tin này với các thông tin về hoạt động kinh doanh Opensea, thì chúng ta nghĩ khả năng này khá thấp.

Trên hình là một số Stats của Opensea. Volume giao dịch trên Opensea đạt $4.23B trong 30 ngày qua, trung bình $141M Daily trading volume.

Theo chúng ta tìm hiểu, Opensea đang thu 2.5% phí giao dịch. Với $141M Daily trading Volume, Opensea thu về $3.5M (Daily revenue) mỗi ngày, nếu duy trì được mức trung bình này có nghĩa họ sẽ kiếm được $1.28B (Annualized revenue).

Không giống như các AMM khác, số tiền này hoàn toàn thuộc về Opensea, giả sử họ quyết định distribute hết doanh thu của protocol cho Holder => P/S = P/E.

Đặt trường hợp, Opensea được giao dịch ở Diluted Valuation tầm $20B – $40B thì với dòng tiền ở trên, có thể dễ dàng tính được được P/S & P/E của Opensea rơi vào khoảng:

  • Valuation $20B: P/S = P/E = 5.7
  • Valuation $40B: P/S = P/E = 11.4

Nếu so sánh với các công ty công nghệ lớn trên thế giới như Facebook hay Twitter, thì Opensea giao dịch ở mức Diluted Valuation $40B vẫn được xem là hợp lý.

  • Facebook Inc: P/S khoảng 10, P/E khoảng 28.
  • Twitter Inc: P/S khoảng 12, P/E khoảng 137.

Ngoài số liệu tốt thì các điều kiện thị trường cũng ủng hộ cho sự phát triển của Opensea như trend NFT Art & Gaming đang rất Hot.

Vì vậy, nếu Opensea ra mắt Token trong giai đoạn này (Q4/2021), chúng ta nghĩ giá cả token sẽ được giao dịch ở Diluted Valuation khoảng $20B – $40B. Nếu bạn may mắn nhận được Retroactive của Opensea thì không nên bán dưới mức Diluted Cap $20B.

7 tips kiếm lợi nhuận với Opensea Retroactive

Retroactive là hình thức airdrop cho người dùng đã ủng hộ, dùng thử hoặc sử dụng sản phẩm trong quá khứ.

Hiện tại, Opensea chưa ra mắt token và không có nhiều thông tin liên quan, nhưng nếu Opensea ra mắt Token thì cơ hội retroactive cho user đã sử dụng Opensea trước đó là khá cao. Với dự án khủng như Opensea, nếu có retroactive thì chúng ta nghĩ khoản airdrop sẽ có giá trị khá lớn.

Nội dung bài viết này là một chút kinh nghiệm & góc nhìn của chúng ta về Opensea.

Cần chuẩn bị gì để làm Retroactive Opensea?

  • 500 USDT (*).
  • Ít nhất 2 ví Metamask.
  • Thời gian.

(*) Số tiền chúng ta khuyến nghị chuẩn bị là từ 500 USDT trở lên (ít nhất là khoảng 300 USDT), đương nhiên chi phí sẽ không hết số tiền này, số tiền càng lớn thì làm càng nhanh.

Nếu các bạn định tương tác với Opensea trên Polygon thì có thể thực hiện theo các bước tổng quan sẽ như thế này:

Bước 1: Dùng USDT mua MATIC trên sàn Binance.

Bước 2: Rút MATIC về ví Polygon.

Bước 3: Swap MATIC sang ETH, nên chừa lại ít MATIC để làm phí giao dịch (vì Opensea trên Polygon chỉ chấp nhận đơn vị tiền tệ là ETH).

Bước 4: Cày Volume giao dịch trên Opensea.

Bước 5: Sau khi hoàn thành thì bạn có thể rút tiền dư về Binance nếu thích.

Kinh nghiệm cày Volume trên Opensea nhanh hơn

Trải nghiệm cá nhân của chúng ta là đôi khi Metamask bị chậm và lag khi dùng trên Polygon, nhiều lần chúng ta phải chờ hơn 10 phút chỉ để gửi token từ ví này qua ví khác trên Polygon.

Để tránh tình trạng này, chúng ta kết hợp ví Metamask với Chúng tôi Wallet (Mobile) để tối ưu:

  • Mua bán NFT trên Opensea bằng cách kết nối với ví Metamask.
  • Swap token MATIC sang ETH và chuyển token qua lại giữa các ví thông qua Chúng tôi Wallet. Nếu bạn có Laptop hay PC mạnh thì có thể dùng Chúng tôi Hub để thao tác nhanh hơn tại: hub.Chúng tôi.com

Bạn có thể tham khảo thêm các hướng dẫn chi tiết từng bước dưới đây:

  • Hướng dẫn tạo ví Metamask.
  • Hướng dẫn kết nối ví, tạo và mua bán NFT trên Opensea.
  • Hướng dẫn tạo ví Polygon để lưu trữ, swap token MATIC sang ETH và chuyển token qua lại giữa các ví Polygon trên Chúng tôi Wallet.

Tương tác với Opensea như thế nào để có cơ hội nhận Retroactive (nếu có) cao hơn?

Thật ra chúng ta cũng không chắc! Dựa vào kinh nghiệm cá nhân thì nên tương tác với Opensea với 3 vai trò khác nhau:

  • Người mua.
  • Người bán.
  • NFTs Creator.

Bạn có thể làm theo các bước sau:

Sau khi bạn đã có fund trên Polygon Lấy 1 ví khác để phát hành NFT trên opensea Lấy ví còn lại để mua.

Cứ xoay vòng như thế cho đến khi bạn hài lòng với số Volume bạn cày được.

Nên cày nhiều acc với Volume ít, hay 1 acc với Volume cao?

Thật ra chúng ta cũng không chắc!

Vì các điều kiện retroactive ngày càng khắt khe nên cá nhân chúng ta thì làm 1 acc nhiều Volume.

Nên tương tác với Opensea trên Blockchain nào?

Hiện tại Opensea hoạt động trên Ethereum, Polygon và Klayn. Trong đó Ethereum đang là thị trường tích cực nhất của Opensea.

Cân nhắc việc Ethereum phí đang rất cao nên chúng ta khuyến khích tương tác với Opensea trên Polygon, nếu bạn không quan tâm phí giao dịch thì có thể tương tác với Opensea ở bất cứ blockchain nào được hỗ trợ mà bạn thích.

Phí trên Opensea có cao không?

Có 3 khoản phí bạn phải chịu:

  • Transaction fee của blockchain (dựa vào từng blockchain).
  • Trading fee (2.5%).
  • Các khoản phí phụ khác: Phí rút tiền binance (nhỏ), trượt giá AMM (nhỏ), phí swap AMM (0.3% mỗi lần swap),…

Nếu giao dịch trên Polygon thì transaction fee rất rẻ và khoản phí bạn chịu nhiều nhất có thể là Trading fee 2.5% của Opensea.

Ví dụ: Bạn muốn cày 1E volume giao dịch trên Opensea thì chi phí bạn phải tốn là 0.025E (tương đương 98$ ở thời điểm hiện tại).

Nên làm khoảng thời gian nào trong ngày?

Cá nhân chúng ta thấy làm mượt nhất là khoảng thời gian buổi sáng, trưa và chiều, buổi tối khá lag (có khi là do đường truyền mạng nhà chúng ta).

Các bạn nên thử và tìm thời điểm thích hợp cho chúng ta.

Tổng kết

Nếu các bạn có những câu hỏi khác liên quan đến chủ đề trên, hãy bình luận ở phía dưới để chúng ta hỗ trợ ngay nhé! Hoặc trong trường hợp chúng ta chưa có câu trả lời, bạn có thể đặt câu hỏi trên Telegram để cùng thảo luận với nhiều bạn khác trong cộng đồng.

Lưu ý: Tất cả những thông tin trên bài viết chỉ nhằm mục đích chia sẻ những trải nghiệm trên thị trường và không được coi là lời khuyên đầu tư. Đầu tư Crypto là một hình thức đầu tư mạo hiểm và chỉ nên tham gia với số vố có thể mất.

Nguồn: Coin98

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *